Tuesday, February 22, 2005

Iris - Huệ Tím hay hoa Diên Vĩ


Sứ điệp Hạnh Phúc





Ý nghĩa : Lòng trung thành, sự khôn ngoan, lòng dũng cảm, niềm hy vọng.
Thông điệp : "Promise", "I have a message for you", "Your friendship means so much to me", "My compliment to you".
Symbol of Idea & Message


Rainbow Iris

Những sắc màu nhẹ chuyển đổi đó đây
Của báu vật tuyệt vời trong vũ trụ
Chính là hoa Diên Vĩ phía trời tây
Bắc ngang chiều chiếc cầu vồng tình tự.

(John Arrington)



Tiếng Hy Lạp, "Iris" có nghĩa là Cầu Vồng. Trong thần thoại Hy Lạp, Iris là tín sứ của thần Zeus và nàng thường xuất hiện dưới hình một chiếc cầu vồng. Nàng là người đưa tin trên đỉnh Olympus, Iris mang thông điệp của các vị thần linh từ "con mắt Thiên Đường" xuống cho nhân loại trên trái đất qua vòng cung cầu vồng rực rỡ. Từ Iris cũng có nghĩa là "con mắt Thiên Đường" (the eye of Heaven). Iris, như ta đã biết, là tên của một nữ thần Hy Lạp, một loài hoa, và nó còn có nghĩa là tròng đen trong con mắt chúng ta. Điều này ngụ ý rằng mỗi chúng ta đều mang trong mình một mảnh của Thiên Đường. Những người đàn ông Hy Lạp thường trồng hoa Diên Vĩ tím trên mộ những người phụ nữ mà họ yêu thương để tỏ lòng tôn kính nữ thần Iris, người mang sứ mệnh dẫn dắt những linh hồn phụ nữ này đến chốn Thiên Đàng (the Elysian fields).

Diên Vĩ là loài cây lưu niên có thân thảo vươn cao, lá hình lưỡi kiếm và những đóa hoa to nhiều màu sắc với ba cánh và ba đài hoa rũ xuống. Có hơn 200 loài hoa Diên Vĩ xinh đẹp khác nhau với các màu xanh da trời nhạt, tím, vàng, trắng, hồng, cam, nâu đỏ...đa dạng như màu sắc cầu vồng. Hoa Diên Vĩ được xem như sứ giả mang đến những điềm lành. niềm hy vọng. Ba cánh hoa Diên Vĩ đại diện cho lòng Trung Thành, sự Khôn Ngoan và lòng Dũng Cảm. Hoa Diên Vĩ vàng là biểu tượng của ngọn lửa và niềm đam mê




Hoa Diên Vĩ đã từng được thấy ở sa mạc, đầm lầy hay cả miền Bắc cực Siberia lạnh giá, nhiều nhất vẫn là ở các vùng khí hậu ôn hòa. Hoa Diên Vĩ thường được vẽ trong những bức tranh tĩnh vật, như của các danh họa Vincent van Gogh, Monet...Có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải và phía Nam Châu Âu, hoa Iris đã từng được những người Hy Lạp cổ đặt trên trán của Nhân Sư và trên vương trượng của đức vua xem như là biểu tượng của quyền lực. Vào năm 1479 trước Công Nguyên, ở Ai Cập, để ghi nhớ chiến công tại Syria, vua Thutmose III đã cho vẽ những bông hoa Diên Vĩ trên bức tường ngôi đền thờ của mình.

Nhà thờ La Mã xem hoa Lily là hiện thân của Đức Mẹ Đồng Trinh. Do có ba cánh đặc biệt, fleur-de-lis cũng được làm hình ảnh tượng trưng cho Chúa Ba Ngôi linh thiêng (the Holy Trinity).

Hoa Diên Vĩ đã là biểu tượng của hoàng gia và sự che chở thần thánh suốt hàng thế kỷ trên khắp thế giới. Loài hoa đầy sức thu hút này được rất nhiều người ngưỡng mộ. Các vị vua chúa nước Pháp đã dùng nó làm biểu tượng hoàng gia và gọi nó là Fleur-de-lis. "Fleur-de-lis" có nguồn gốc từ tên "Fleur-de-Louis", sau thời vua Louis VII, năm 1147. Theo thời gian, tên đó chuyển thành "Fleur-de-luce", có nghĩa là hoa của ánh sáng (flower of light), cuối cùng đến ngày nay, nó được gọi là "Fleur-de-Lys", hay Flower of the Lily (Lily : Hoa Huệ Tây, Loa Kèn, Bách Hợp). Fleur-de-Lis đã là biểu tượng của nước Pháp từ thế kỷ 13. Hoàng gia Pháp trang trí hoa Diên Vĩ trên áo choàng, các đồ vật trong cung điện và trên những bức tường như biểu hiện của sự toàn bích, ánh sáng và cuộc sống. Có nhiều truyền thuyết khác nhau giải thích tại sao hoa Diên Vĩ được chế độ quân chủ Pháp chọn làm biểu tượng . Tương truyền rằng, Clovis, vua nước Pháp triều đại Mêrôvê khi đối mặt với đội quân thiện chiến của Alamanni (Đức) đến xâm chiếm vương quốc mình, ông đã nói với hoàng hậu Clotida rằng ông sẽ theo đạo và chịu rửa tội nếu như Chúa phù hộ ông đánh thắng trận đấu này (trước đó hoàng hậu đã nhiều lần khuyên chồng mình vào đạo nhưng ông vẫn không nghe). Cuối cùng, ông thắng thật và nhận fleur-de-lis làm biểu tượng. Tiếp đó, vào thế kỷ 12, vua Louis trở thành hoàng đế nước Pháp đầu tiên khắc họa hoa Diên Vĩ trên chiếc khiên của mình. Nữ anh hùng nước Pháp, Joan of Arc (Jeanne d'Arc) đã mang theo lá cờ trắng có biểu tượng Chúa hộ mệnh của hoàng gia (hoa Diên Vĩ ) khi bà đánh bại quân Anh tại Orléans (1429).

Ở Nhật, hoa Diên Vĩ tượng trưng cho chí khí anh hùng và dòng dõi quý phái. Hoa Diên Vĩ là một phần quan trọng trong lễ hội mùa xuân dành cho các bé trai.
Được xem như một loài hoa thiêng, người ta tin rằng hoa Diên Vĩ có khả năng chữa bệnh và đã được dùng làm thuốc từ thời xa xưa. Vào thế kỷ đâu tiên sau Công Nguyên, vị y sĩ Hy Lạp Dioscorides đã đưa ra bài thuốc dùng rễ cây hoa Diên Vĩ uống với mật ong, giấm hay rượu vang để chữa ho, cảm lạnh, khó tiêu và chứng đau thần kinh tọa. Rễ cây hoa Diên Vĩ cũng được dùng để tạo hương thơm.

8/6/2002




Vườn hoa diên vĩ - Tranh Monet (1900)




Iris - Tranh Monet (1915-1922)




Hoa Diên Vĩ (The Iris) - Vincent van Gogh (1889)




Hoa Diên Vĩ (The Iris) - Vincent van Gogh




Hoa diên vĩ - Vincent van Gogh (1890)







Là hoa hậu các loài hoa
Bay bằng đôi cánh lụa là tiên xanh
Trao nhau thông điệp tốt lành
Hoa Diên Vĩ khẽ nhịp thanh roi vàng
Lá xanh phố thị rộn ràng
Quen men theo suối dọc ngang núi rừng
Vi vu thổi sáo bâng khuâng
Mỗi lời ca đẹp như từng lời thơ

Ôi loài hoa của giấc mơ
Sông hôn em nụ ngẩn ngơ mặn mà
Ôi loài hoa của tình ca
Điểm tô thế giới thật thà yêu thương



(Henry Wadsworth Longfellow)

Hoa loa kèn tháng Tư


(Phan Đan)

Một vệt trắng hình lưỡi mác
Trên nền xanh
Đổ gập xuống nỗi kinh ngạc
Hoa loa kèn,

Ngữ pháp lập thể của cây trombone thực vật
Thổi trong bóng chiều
Rung những sợi lông mi vàng óng
Bay qua khung cửa sổ,

Không có ai bên bàn
Trên tường không có bức phiên bản Tô Ngọc Vân
Không có cả tiếng khóc
Của chiếc lọ men rạn,

Phố vắng hút theo tiếng kèn siêu âm
Tôi là con ong lạc lối
Tìm câu chuyện cổ tích Andersen
Ngủ trong đoá hoa lớn của mùa hè,

Giấc mơ tháng Tư gọt từ đá
Trồi lên những vòm cửa gothic
Sao em dầy vò mãi hai bàn tay gầy guộc
Madonna Lily?



Hoa Loa Kèn tháng Tư



Thiếu nữ bên hoa huệ


Ngày còn nhỏ xíu, ngắm bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ của danh hoạ Tô Ngọc Vân, tôi từng thắc mắc: "sao lại là hoa huệ? Phải là loa kèn mới đúng chứ". Cha tôi rằng: "hoa này người Pháp mang tới trồng ở Việt Nam, các cụ gọi là hoa huệ Tây, để phân biệt với loài hoa huệ thường hay dùng để cúng. Sau này, người ta thấy hình dạng hoa giống chiếc loa kèn, nên gọi luôn thành thế".

Hoa loa kèn tháng tư- thứ hoa chỉ rộ lên một mùa trong một năm rồi thôi. Lỡ qua mất mùa hoa thì cũng đành để người ta phải chờ đợi một tri âm. Những ngày nắng mới, Hà nội oi nồng, chỉ có những nụ loa kèn trắng xanh, nghiêng mình trên miệng giỏ rong ruỗi sau xe đạp hay lắt lẻo nằm chơi trên đôi đầu quang gánh đi khắp phố phường. Và chỉ cần một cơn gió nồm sớm luồn qua khung cửa, là đã thấy cả một trời hương. Mùa hoa cũng là mùa ve sầu bắt đầu râm ran trên những ngọn bàng, ngọn sấu. Mới chỉ kịp để mắt trông theo thì loa kèn đã thôi không còn nở nữa.

Hoa loa kèn gắn với tuổi thơ Hà Nội của bao nhiêu đứa trẻ cũng như tôi? Ngày bé rình hoa nở ngắt nhuỵ phấn vàng bôi lên má búp bê. Rồi lớn lên, nâng niu trên tay những nụ hoa giấu kín những ước mơ đầu đời. Cha tôi hay mua loa kèn cắm trong chiếc bình gốm men ngọc. Ông bảo: "màu ngọc men tông xuyệc tông với màu hoa lá". Còn tôi lại thích ngắm những đoá loa kèn xoè cánh trắng trong chiếc bình đất nung. Màu nâu của bình gợi lên màu đất ấp ủ, nuôi nấng trăm ngàn loài hoa thảo mộc. Hoa đã đẹp thì hãy để chúng đẹp một cách tự nhiên nhất, dù vẫn biết rằng cắm một bài hoa giữa mọt căn phòng cũng là một cách đem thiên nhiên vào đời sống vốn nhiều hệ luỵ...

Năm tháng qua đi, bao hình sắc nhạt nhoà, nhưng những nụ hoa loa kèn thì cứ trắng tin khôi như thủa nào. Vẻ tinh khôi không thể che dấu hay bôi xoá.

Sài Gòn tháng tư. Trời xanh không một gợn mây. Tôi chạy xe trên đường Lê Thánh Tôn, ngang những hàng hoa bên hông chợ Bến Thành. Lẫn giữa trăm ngàn sắc màu của những loài hoa đắt tiền, những đoá loa kèn khiêm nhường và kiêu hãnh. Tôi gặp lại Hà Nội của tôi, tuổi thơ của tôi trong bóng dáng những đoá hoa. Tôi không dám hỏi người bán hàng về xuất xứ của những bông hoa loa kèn nọ. Tôi sợ phải nghe một câu trả lời. Tôi chỉ muốn tự an ủi, vỗ về giấc mơ tôi bằng những đoá hoa mà thôi.

Tháng tư, một người nhạc sỹ đã trả hết nợ trần gian, về làm cát bụi. Những lời hát của ông cũng tinh khôi như những đoá hoa loa kèn bởi nó chắt từ con tim nhân hậu. Chính ông, bằng những lời hát của mình đã dạy tôi biết yêu Sài Gòn, biết nhặt niềm vui để sống mỗi ngày.

Tôi muốn mang những đoá hoa trinh trắng đặt trên mộ ông để tỏ lòng tri ân và cũng bởi ông từng yêu Hà Nội vô cùng.

Lưu Việt Thảo

Hình hoa Calla Lily

From Canetone

Calla Lily _ Hoa Thuỷ Vu

Mùa hoa loa kèn


Em yêu hoa loa kèn. Người ta chê “hoa loa kèn nó vô duyên”, em lý sự “hoa loa kèn trắng tinh khôi, thơm tinh khiết và nở hết mình”. Nhưng đây là trước kia, còn bây giờ em tự nhủ “Việc gì mình phải thanh minh với người không hiểu”. Những ngày tháng tư, lúc nào trong phòng em cũng có hoa loa kèn. Vậy mà đến khi hoa loa kèn được bán quanh năm trong các shop hoa thì chính em lại là người buồn nhất. Với em, nó quý vởi chỉ nở có một mùa, trọn vẹn trong một tháng. Em bảo “Thứ hoa công nghiệp kia chỉ là cái bóng của hoa loa kèn tháng tư”.

Trích "Kẻ Mạnh" - Phạm Kim Anh



Mùa hoa loa kèn

Du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, hoa loa kèn (còn gọi là huệ tây) trở nên rất hợp với Hà Nội. Hoa loa kèn mùa rất ngắn, nở vào dịp cuối xuân đầu hạ, nhưng để lại nhiều ấn tượng trong lòng người Hà thành.

Khi Hà Nội còn một chút rét se se, có khi lai rai mấy buổi mưa phùn. Mùa xuân còn muốn lưu lại. Nhưng chen vào đó một ngày thoáng nóng bức đầu hè. Nắng sáng hơn, trời sáng hơn. Ra đường, bỗng reo lên một tiếng như thể lần đầu tiên phát hiện: Hà Nội, đã mùa hoa loa kèn.

Hình như hoa này là của người Hà Nội... Xưa các cụ từng yêu hoa hồng, hoa cúc, và có người cũng đã chỉ thích hoa huệ. Khoảng đầu thế kỷ trước, trong phòng khách của người Hà Nội thường có độc bình hoặc song bình, đó là để cắm hoa huệ lúc đến mùa. Huệ ta cũng đẹp, hoa vẫn như vương mầu hoang dại, thô tháp từ cành từ lá. Nhưng huệ ta cánh trắng, nhị vàng ươm, thơm đậm mà ngát... Thứ hoa này chơi cũng được, mà cúng cũng được. Huệ thường phải mua cả chục... Có thế, mới đủ mùi thơm cho một căn phòng...

Loa kèn cũng là một thứ huệ, huệ tây. Loa kèn có lẽ là một thứ hoa di thực... Tôi hỏi những ông già sống từ hồi đầu thế kỷ trước, mỗi khi loa kèn nở, rằng huệ tây có ở nước ta tự bao giờ? Có cụ nói: khoảng những năm hai mươi, có cụ bảo khoảng những năm ba mươi, cùng với hoa phăng (hoa cẩm chướng). Hoa phăng, thực ra gọi đủ là oeillet de France (cẩm chướng của Pháp), sau này quen gọi tắt là hoa phăng... Hoa phải trồng bằng hạt, đem từ Pháp sang, đến gần đây cũng thế... mà trước đây chỉ có Ðà Lạt mới trồng được, chắc là hoa phăng thuần chủng... Huệ tây có lẽ trồng đầu tiên cũng từ Ðà Lạt, vì nơi đây có khí hậu ôn đới, sau mới di thực sang các tỉnh khác. Hoa loa kèn với Hà Nội là một thứ hoa sang, quyền quý... Trong các thứ hoa di thực, du nhập, như các thứ hồng, cẩm chướng, violet, v.v., loa kèn dễ được nhập hồn với người Hà Nội nhất... Trước Cách mạng Tháng Tám, hầu như huệ tây là thuộc thú chơi của nhà giàu, có một chút gì hướng ngoại, hướng về phương Tây. Chẳng là nước Pháp xưa vốn được gọi là vương quốc của huệ tây (Royaume de lis). Với người Pháp, huệ tây là biểu thị của lòng trong trắng, trinh tiết. Người đàn bà đẹp thì được khen là có nước da mầu hoa huệ... Nhiều cô gái Pháp được mang cái tên rất dễ thương Li-li, đó cũng là cha mẹ vốn rất yêu huệ tây mà đặt tên con như thế... Những người tù Pháp thì xăm hoa huệ tây trên cánh tay...

Hoa Loa Kèn - tác giả Hoacomay

Huệ tây được lớp trẻ trước Cách mạng Tháng Tám rất quý, chẳng thế mà họa sĩ Tô Ngọc Vân đã để lại bức danh họa lừng lẫy: Thiếu nữ bên hoa huệ... Thật hạnh phúc cho cô gái nào được làm người mẫu, ngồi bên hoa huệ tây ngày ấy. Dáng ấy, người ấy, đã trở thành biểu trưng cho cái thanh lịch của Hà Nội, không chỉ đương thời...

Trước đây, mùa loa kèn, tôi chỉ được nhìn các bà, các cô Hà Nội đi chợ mua hoa về cắm, chứ chưa được nhìn kỹ. Duy có lần đến thăm một người bạn gái, gặp mùa huệ tây, hầu như bữa ấy tôi thần người, ngắm mãi bình hoa ngưỡng mộ từ lâu. Một căn buồng nhỏ. Cả nhà đi sơ tán. Bình huệ tây đặt trên một chiếc bàn nhỏ, bộn bề sách vở, mà sao vẫn đẹp thế. Cánh hoa trắng ngần thành điểm sáng của cả căn phòng. Mùi hoa sang trọng lan tỏa. Chén trà rất ngon, xanh mầu mật ong đã rót... Chợt một hồi còi báo động nổi lên... Tự nhiên, bốn mắt chúng tôi nhìn nhau, rồi cùng lặng thầm cúi xuống. Tay tôi và tay em cùng đang ôm lấy tách trà... Chúng tôi cùng ngồi bên hoa huệ, ở cái tuổi trẻ thật trong trắng của năm Hà Nội hiên ngang đánh Mỹ... Cái phút thiêng liêng ấy, bỗng trở nên đồng cảm. Và, tôi không đừng được đưa tay ra nắm lấy bàn tay ngần trắng, một làn da mầu huệ...

Sau này đêm nào ngủ, gặp mùa huệ tây, tôi cũng đặt hoa trong phòng, và mới thấy thêm một điều... Các loại hoa mầu trắng thường rất đẹp dưới ánh trăng, và cái thơm của huệ, của quỳnh, của nhài dưới trăng, thứ hương của hoa giấu mình hay thấp thoáng trong đêm, mới thật đúng với chất của loài hoa trắng...

Có đêm, tôi tắt đèn, đặt bình hoa trên một bàn nhỏ, dưới ánh trăng đầu tháng tư, thưởng hoa một mình. Và sau đó ngủ trong ánh trăng khuya, để hoa và trăng dẫn mình vào giấc ngủ...

Và, tôi lại nhớ cái đêm chiến trận. Thật bất ngờ tôi đã có được những phút có một không hai, bên bình huệ tây và bên người đẹp.

NGÔ VĂN PHÚ

Lily - Hoa Bách Hợp


Thánh thiện - Trong trắng



Và trong ánh bạc sáng lung linh
Những đóa Loa Kèn trang nghiêm đứng đó
Như những nữ tu trinh bạch, ngọc ngà
Trong bài kinh cầu nguyện
Những làn hương thanh khiết
Khiến không trung trở nên thánh thiện
Và tràn ngập màn đêm, thơm ngát.

Julia C.R.Dore

Tên tiếng Việt : Bách Hợp, Loa Kèn, hoa Huệ Tây
Tên tiếng Anh : Lily
Tên tiếng Pháp : Lis, Amaryllis (Red Lily)
Tên Latin : Lilium
Tên khoa học: Lilium Longiflorum
Họ : Liliaceae (Hành tỏi)

Ý nghĩa :

Lily : Sắc đẹp - Đức hạnh - Thanh cao, quý phái - Kiêu hãnh

Lily trắng : Thanh khiết, trinh nguyên, ngọt ngào, chân thành.
Thông điệp : Thật tuyệt vời khi bên em (It''s heavenly to be with you)

Lily vàng : Lòng biết ơn, sự vui vẻ.

Lily cam : Sự căm hờn.

Lily Tiger : Sự giàu có, kiêu hãnh.

Lily có nhiều loài và nhiều biệt danh khác : Asiatic Lily, Oriental Lily, Madonna Lily, Easter Lily, Bermuda Lily, Trumpet Lily, Snow Queen, Mary''s Tear, Tiger Lily (Turks Cap Lily)...

Lily, Bách Hợp, Loa Kèn hay hoa Huệ Tây trắng là bông hoa rất quan trọng và ý nghĩa đối với Cơ Đốc giáo, biểu tượng cho sự trinh trắng và đức hạnh. Trong Kinh Thánh, Lily được nhắc đến bằng cái tên "vị tông đồ khoác áo choàng trắng hy vọng" (the white robed apostles of hope). Lily mọc trong vườn Gethsemane sau khi Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá. Easter Lily được cắm trong nhà thờ suốt mùa lễ Phục Sinh để mừng sự hồi sinh của Chúa Jesus. Lily trắng được dâng hiến cho Đức Mẹ Đồng Trinh (Madonna Lily - Hoa tượng Thánh Mẫu), và là biểu tượng của sự thanh khiết, trong trắng. Truyền thuyết kể rằng trước kia Lily màu vàng, sau khi được Mẹ Maria cúi xuống hái nó lên, Lily mới hóa thành màu trắng.Trong những bức họa xưa, người ta thường vẽ thiên thần Gabriel cầm trong tay một cành hoa Lily trắng đến báo tin cho Mary rằng bà sẽ là mẹ của Chúa Hài Đồng.

Những bức họa khác còn vẽ các thánh đem những bông Lily trắng đến cho Mary và Jesus. Chuyện kể rằng, Thomas nghi ngờ, khăng khăng đòi mở huyệt để xem Người có thật sự đã được lên Thiên Đàng. Khi huyệt mở ra, ông thấy trong huyệt đầy ắp hoa Hồng và hoa Huệ Tây trắng xinh đẹp. Cùng với hoa Hồng, Lily trở thành những bông hoa của Mary. Đối với những người Cơ đốc giáo, Lily trắng còn là bông hoa truyền thống cho mùa lễ Phục Sinh, lễ Truyền Tin như là biểu tượng hân hoan vui mừng trước vẻ đẹp, niềm hy vọng và cuộc sống.

Người La Mã và Hy Lạp cổ đại đã từng tôn vinh Lily trắng lên ngôi cao nhất của các loài hoa. Trong các lễ cưới Hy Lạp và La Mã bấy giờ, người ta đội lên đầu cô dâu vòng vương miện hoa Lily trắng trang hoàng với lúa mì như biểu tượng của sự thanh khiết. Vậy mà Lily cũng là biểu tượng của cái Chết và được đặt trên những ngôi mộ. Ngày xưa, người ta còn tin rằng Lily tự mọc trên những ngôi mộ của những người trong sạch, vô tội mà bị xử oan. Truyền thuyết Tây Ban Nha cổ kể rằng ăn cánh hoa Lily sẽ giúp cho người bị biến thành quái vật được trở lại thành người. Lily cũng là một bông hoa phổ biến trong văn minh Do Thái cổ (từ Hebrew - Do Thái cổ của Lily là Shusan) và là bông hoa thiêng của người Assyria cổ. Nó từng được nhắc đến trong kinh Tân Ước. Thời Trung Cổ, theo những quan niệm mê tín, nếu mơ thấy Lily vào mùa xuân báo hiệu một cuộc hôn nhân hạnh phúc và sung túc, ngược lại, nếu mơ thấy Lily vào mùa đông, sẽ là điềm báo sự thất vọng hay sự chết yểu của người yêu. Cũng ở thời kì này, người ta còn dùng Lily trắng (củ của nó), để chữa bệnh. Thế nhưng, khoa học ngày nay đã chứng minh rằng Lily thực ra không có dược tính và những phương thức chữa bệnh từ Lily vì thế chỉ là huyền thoại.

Trong thần thoại Hy Lạp, Lily trắng được sinh ra chính từ những giọt sữa của nữ thần Hera (Queen of Heaven) - vợ thần Zeus. Chuyện kể rằng, Hercules là con trai của Zues với một phụ nữ bình thường Alceme. Vì muốn cho con trai mình có thêm sức mạnh thần thánh, Zeus để Hera ngủ say rồi đặt cậu bé bên cạnh nữ thần cho bú sữa. Khi Hera tỉnh dậy, bất ngờ và tức giận, bà đẩy đứa trẻ khỏi mình. Những giọt sữa thừa lúc ấy phun trào xuyên qua bầu trời tạo nên dải Ngân Hà (the Milky Way), còn vài giọt rơi xuống mặt đất, từ đó mọc lên những bông hoa Lily trắng đầu tiên...

Lily là bông hoa thiêng của văn minh Minoan * , biểu tượng đặc biệt của vị Nữ Thần thống lĩnh thời kỳ Minoan, Britomartis hay Dictynna, khởi nguyên từ thời Đồ Đá. Bà duy trì uy quyền của mình ở Crete cho đến khi trận Đại Hồng Thủy huyền bí xảy đến với nền văn minh Minoan vào giữa thế kỷ 16 trước Công Nguyên. Khi giáo phái của nữ thần dần dần bị đồng hóa vào tôn giáo của người Hy Lạp, bà trở thành tiền thân của nữ thần Mặt Trăng - Muông Thú - Săn Bắn Artemis trong thần thoại Hy Lạp (chị em sinh đôi của thần Mặt Trời Apollo, tương ứng với nữ thần Diana trong thần thoại La Mã).

Ngày nay, người ta tìm được những mảnh gốm cổ mang hình ảnh hoa Lily của nền văn minh Minoan ở đảo Crete. Các nhà khoa học cho rằng những mảnh gốm Minoan chính là di tích của nền văn minh Atlantis huyền thoại. **

Lily cho mùa lễ phục sinh (Easter Lily) xuất xứ từ Nhật Bản và mọc dại tự nhiên ở nhiều nơi khác như Trung Quốc, Formosa, quần đảo Lichu (?)... Lily đã từng được nhắc đến trong một cuốn sách về vườn cảnh Nhật Bản từ năm 1681. Easter Lily đến vương quốc Anh năm 1819 và chẳng bao lâu sau đó, nó đã trở thành một bông hoa quen thuộc được ưa chuộng. Những củ hoa Huệ Tây được xuất khẩu sang Anh, Mĩ từ Bermuda, bấy giờ là trung tâm sản xuất Hoa Huệ Tây thương mại đầu tiên ngoài Nhật Bản. Các củ Huệ Tây lúc đó còn được gọi là "Vàng Trắng" (White Gold).

Ah, Lily cũng được vẽ trong một bức tranh nổi tiếng của cố họa sĩ Tô Ngọc Vân của Việt Nam mình, các bạn nhớ không, tác phẩm "Thiếu nữ bên hoa Huệ". Bức tranh đã bán cho một người sưu tầm đồ cổ với giá 15,000 USD rồi bị tráo ra nước ngoài. http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/My-thuat/2002/04/3B9BAABF/

Lily có thể chưng trong bình được khá lâu, từ 14-20 ngày. Muốn hoa tươi bền, ngay khi hoa mở cánh, người ta cắt bỏ bao phấn vàng để hạt phấn không lem vào cánh hoa.

* : nền văn minh rực rỡ thời kì Đồ Đồng ở đảo Crete (thuộc Hy Lạp, trên Địa Trung Hải), khoảng năm 3000 - 1100 trước Công Nguyên.

** : Trong bản anh hùng ca nổi tiếng "Timaeus và Critias", hiền triết Hy Lạp Plato đã miêu tả rất tỷ mỷ về sự sụp đổ của thành phố Atlantis. Theo đó, khoảng 11.000 năm trước, toàn bộ nền văn minh Atlantis này đã bị nhấn chìm trong một thảm họa động đất và núi lửa dưới chân những cột đá của Hercules. Huyền thoại về một nền văn minh có tên là Atlantis đã ám ảnh nhân loại từ mấy nghìn năm nay. Khi tìm ra châu Mỹ, người ta đã ngỡ rằng đó chính là miền đất hứa này. Sau đó, người ta lại nghi ngờ tam giác Bermuda, đảo Thera (Hy Lạp)... là nơi chôn giữ Atlantis. Và đến bây giờ là... Gibraltar!
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2001/09/3B9B4A4B/
http://www.atlan.org/


Sego Lily and Western Red Lily

Sego Lily - UTAH''s State Flower

Calochortus gunnisonii

Ngày 18/3/1911, Sego Lily trở thành biểu tượng hoa của tiểu bang Utah (Mĩ).

Western Red Lily - SASKATCHEWAN''s provincial flower
Lilium philadelphicum andinum - the “prairie lily”

Ngày 8/4/1941, Western Red Lily trở thành biểu tượng hoa của tỉnh Saskatchewan (Canada) - Hình hoa trên lá cờ Saskatchewan.

Tiger Lily - Turks Cap Lily

Asiactic and Oriental Lily

Trumpet Lily

Hoàng hậu châu Phi

Gloriosa Lily

Blackberry Lily

Alpine Lily